Hướng dẫn gói bọc hàng hóa tham chiếu tại đây: https://drive.google.com/file/d/1gFFFbPWp29atufru9L08aBZ4lJmkwEWp/view
http://www.vnpost.vn/vi-vn/dich-vu/chi-tiet/id/232/key/ems-hoa-toc
- Nội tỉnh: Áp dụng đối với các bưu gửi được gửi trong phạm vi cùng một Tỉnh/TP.
- Liên tỉnh: Áp dụng đối với các bưu gửi được gửi giữa các Tỉnh/TP. Trong đó:
+ Nội vùng: Áp dụng đối với các bưu gửi được gửi giữa các Tỉnh/TP trong phạm vi cùng một vùng.
+ Đà Nẵng đi Hà Nội, TP.HCM và ngược lại: Áp dụng đối với các bưu gửi được gửi giữa tuyến Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minhó Đà Nẵng.
+ Hà Nội đi TP.HCM và ngược lại: Áp dụng đối với các bưu gửi được gửi giữa tuyến Hà Nội TP Hồ Chí Minh.
+ Liên vùng: Áp dụng đối với các bưu gửi được gửi giữa các Tỉnh/TP trong phạm vi khác vùng (trừ các tuyến Hà Nội – Đà Nẵng – Tp. Hồ Chí Minh).
1. Khối lượng bưu gửi:
- Khối lượng bưu gửi EMS thông thường, tối đa là 30kg/bưu gửi.
- Đối với bưu gửi là hàng nguyên khối không thể tách rời, vận chuyển bằng đường bộ được được nhận gửi tối đa đến 50kg, nhưng phải đảm bảo giới hạn về kích thước theo quy định của Tổng Công ty EMS.
2. Kích thước bưu gửi:
- Kích thước thông thường: đối với Bưu gửi EMS là bất kỳ chiều nào của Bưu gửi không vượt quá 1,5 m và tổngchiều dài cộng với chu vi lớn nhất (không đo theo chiều dài đã đo) không vượtquá 3m.
- Hàng cồng kềnh: Bưu gửi có kích thước lớn hơn so với kích thước thông thường được gọi là bưu gửi cồng kềnh và có qui định riêng phụ thuộc vàotừng nơi nhận, nơi phát và điều kiện phương tiện vận chuyển.
- Hàng nhẹ: Là hàng gửi có khối lượng dưới 167 kg/m3 (tương đương với trên 6000cm3/kg), khối lượng tính cước không căn cứ vào khối lượng thực mà căn cứ vào khối lượng qui đổi từ thể tích kiện hàng theo công thức sau:
Khối lượng quy đổi (kg)= Dài (cm) x Rộng (cm) x 200 (cm) / 6000
I. Thời hiệu khiếu nại (thời gian khách hàng được quyền khiếu nại)
'- 06 tháng kể từ ngày kết thúc thời gian toàn trình đối với khiếu nại về việc mất bưu gửi, chuyển phát bưu gửi chậm so với thời gian toàn trình đã công bố
- 01 tháng kể từ ngày phát cho người nhận đối với khiếu nại về việc bưu gửi bị suy suyển, hư hỏng, về giá cước và các nội dung khác có liên quan trực tiếp đến bưu gửi.
- Đối tượng được quyến khiếu nại :
1. Người sử dụng dịch vụ
a. Tổ chức, cá nhân có tên trong phần địa chỉ người gửi, người nhận ghi trên bưu gửi, phiếu gửi.
b. Tổ chức, cá nhân ký hợp đồng sử dụng dịch vụ với Bưu điện Việt Nam.
2. Người đại diện hợp pháp của người sử dụng dịch vụ, bao gồm:
a. Người đại diện theo pháp luật:
a.1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
a.2. Người giám hộ đối với người được giám hộ.
a.3. Người được pháp luật chỉ định đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
a.4. Người đứng đầu tổ chức có quyền đại diện cho tổ chức theo quy định của pháp luật.
a.5. Những người khác theo quy định của pháp luật.
b. Người đại diện theo uỷ quyền:
Tổ chức, cá nhân, người đại diện theo pháp luật có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện việc khiếu nại. Việc uỷ quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được người sử dụng dịch vụ uỷ quyền.
II. Thời hạn giải quyết khiếu nại (thời gian Bưu điện Việt Nam xử lý, phản hồi kết quả)
- tối đa 02 tháng kể từ ngày khiếu nại được tiếp nhận.
III. Quy định về mức bồi thường:
1.Trường hợp bưu phẩm bị mất hoặc hư hại một phần: Mức bồi thường tối đa như sau:
Số tiền bồi thường = (tỷ lệ % khối lượng bưu phẩm bị mất hoặc hư hại) x (mức bồi thường trong trường hợp bị mất hoặc hư hại hoàn toàn).
(Tỷ lệ % khối lượng bưu gửi bị mất hoặc hư hại được xác định căn cứ vào biên bản lập có xác nhận của người gửi.
2. Trường hợp bưu gửi bị mất/tráo đổi nội dung
-Bưu gửi có nội dung là tài liệu đặc biệt (hồ sơ thầu, hộ chiếu, chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân, bản chính sổ hộ khẩu, bản chính bằng, chứng nhận, chứng chỉ,…), bồi thường chi phí làm lại giấy tờ, tối đa không quá mức quy định trong bảng cước dịch vụ EMS hiện hành.
3. Trường hợp bị mất thất lạc
- Bưu gửi có nội dung là tài liệu đặc biệt (hồ sơ thầu, hộ chiếu, chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân, bản chính sổ hộ khẩu, bản chính bằng, chứng nhận, chứng chỉ,…), bồi thường chi phí làm lại giấy tờ, tối đa không quá mức quy định trong bảng cước dịch vụ EMS hiện hành.
4. Trường hợp Chưa nhận chứng từ chuyển trả
- Trường hợp báo phát (BĐ 16), biên bản đồng kiểm (BĐ 17) bị thất lạc nhưng Bưu điện tỉnh/ Trung tâm khai thác đã khắc phục in lại, xin chữ ký người nhận, đảm bảo hợp lệ, để chuyển trả cho bưu cục gốc trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu xử lý của bưu cục gốc: Bồi thường 100% cước dịch vụ GTGT khách hàng sử dụng (theo dịch vụ vi phạm)
- Trường hợp không thể khắc phục hoặc khắc phục sau 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu xử lý của bưu cục gốc:
+ Đối với bưu gửi đơn lẻ: Bồi thường 4 lần cước chuyển phát.
+ Đối với lô bưu gửi: Bồi thường cước chuyển phát của lô bưu gửi, tối đa không quá 400.000 đồng/lô bưu gửi
- Thất lạc chứng từ/ hư hỏng không khắc phục được chứng từ là Hóa đơn/ Biên bản đồng kiểm/ Phiếu xuất kho của bưu gửi sử dụng dịch vụ GTGT "Phát hàng siêu thị": Bồi thường giá trị làm lại chứng từ, tối đa 10 triệu đồng/bộ chứng từ