Bao gồm:
+ Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định (Mẫu số 03/2013/TT-LLTP; Mẫu số 04/2013/TT-LLTP);
+ Bản chụp CMND hoặc thẻ CCCD hoặc hộ chiếu của công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú/ bản chụp Hộ chiếu của người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam (Trường hợp nộp bản chụp thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp không có bản chính để đối chiếu thì nộp bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật). Đối với người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam, hộ chiếu phải được đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh của Việt Nam đóng dấu vào
+ Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 (trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền). Văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật của nước nơi người đó là công dân hoặc thường trú. Trường hợp ủy quyền theo quy định của pháp luật của nước mà người đó là công dân hoặc thường trú thì văn bản ủy quyền phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và dịch ra tiếng Việt.
+ Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
+ Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm phí phải xuất trình các giấy tờ để chứng minh
Lệ Phí
Lệ phí dịch vụ như sau:
+ Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp: 200.000 đồng/lần/người.
+ Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ (gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ (hoặc chồng), con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi dưỡng liệt sỹ): 100.000 đồng/lần/người.
+ Các trường hợp miễn phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp gồm: Trẻ em theo quy định tại Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Người cao tuổi theo quy định tại Luật người cao tuổi; Người khuyết tật theo quy định tại Luật người khuyết tật; Người thuộc hộ nghèo và Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 2 Phiếu trong một lần yêu cầu, thì kể từ phiếu thứ 3 trở đi cơ quan cấp phiếu lý lịch tư pháp thu thêm 5.000đ/phiếu, để bù đắp chi phí cần thiết cho việc in mẫu Phiếu lý lịch tư pháp.
* Thời hiệu khiếu nại (thời gian khách hàng được quyền khiếu nại): 6 tháng kể từ ngày kết thúc thời gian toàn trình
Thời hạn xử lý tối đa ( (thời gian Bưu điện Việt Nam xử lý, phản hồi kết quả):
- Nội tỉnh 5 ngày (trong cùng một tỉnh/TP)
- Liên tỉnh 7 ngày ( khác tỉnh/TP)
* Quy định bồi thường :
Trường hợp xác đinh lỗi thuộc Bưu điện dẫn đến hồ sơ chuyển phát bị mất, bị thất lạc, bị hư hỏng không thể khôi phục được thì đơn vị vi phạm có trách nhiệm bồi thường 2 khoản sau:
- Bồi thường do vi phạm chất lượng dịch vụ theo quy định: tối thiểu 4 lần cước chuyển phát hồ sơ.
- Bồi thường chi phí phát sinh (nếu có) trong việc xin cấp lại hồ sơ, giấy tờ bao gồm chi phí hành chính liên quan để làm lại thủ tục, không bao gồm các chi phí phát sinh gián tiếp bên ngoài (đi lại, môi giới, thuê dịch vụ...). Mức chi phí tùy theo từng thủ tục, theo quy định của Cơ quan/tổ chức nhà nước và được cung cấp đầy đủ, hợp lệ, minh bạch cho các đơn vị vi phạm liên quan phối hợp giải quyết.
Chỉ tiêu thời gian
Thời gian toàn trình được quy định:
1. Phạm vi nội tỉnh:
- Đối với dịch vụ gửi hồ sơ hoặc chuyển trả kết quả trong phạm vi nội quận/ thị xã / huyện / thành phố trực thuộc tỉnh: J+ 1 .
Trường hợp có phát giấy hẹn trả kết quả: tối đa J+2
- Đối với dịch vụ nhận gửi hồ sơ hoặc chuyển trả kết quả giữa các quận/ thị xã/ huyện/ thành phố trực thuộc tỉnh : tối đa J+2
Trường hợp có phát giấy hẹn trả kết quả: Tối đa J+4
2. Phạm vi liên tỉnh:
- Đối với dịch vụ nhận gửi hồ sơ hoặc chuyển trả kết quả giữa các đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I: Tối đa J+3
Trường hợp có phát giấy hẹn trả kết quả: Tối đa J+6
- Đối với dịch vụ nhận gửi hồ sơ hoặc chuyển trả kết quả giữa các địa phương khác: tối đa J+4
Trường hợp có phát giấy hẹn trả kết quả: Tối đa J+8
Thời gian toàn trình: được xác định theo công thức J + n (trong đó J là ngày hồ sơ được nhận gửi từ tổ chức, cá nhân hoặc ngày kết quả được nhận từ cơ quan có thẩm quyền và được thể hiện trên Phiếu gửi hồ sơ; n là số ngày làm việc).
Thời gian toàn trình đối với dịch vụ nhận gửi hồ sơ: là khoảng thời gian tính từ khi hồ sơ được nhận gửi từ tổ chức, cá nhân cho tới khi được phát đến cơ quan có thẩm quyền.
Thời gian toàn trình đối với dịch vụ chuyển trả kết quả: là khoảng thời gian tính từ khi kết quả được nhận từ cơ quan có thẩm quyền cho tới khi được phát đến người nhận lần thứ nhất